Trong nền kinh tế thị trường, do sự tác động của quy luật kinh tế, trong đó có quy luật cạnh tranh nên đã làm nảy sinh các mối quan hệ mới mà bản thân kinh tế kế hoạch hóa không hàm chứa được. Đó là hiện tượng phá sản.
 
Doanh nghiệp được coi là lâm vào tình trạng phá sản nếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.
 
Khi một Doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản đã làm nảy sinh nhiều mối quan hệ phức tạp cần được giải quyết. Chẳng những quan hệ nợ nần giữa các chủ nợ với doanh nghiệp mắc nợ, quan hệ giữa doanh nghiệp mắc nợ với người lao động do tình trạng mất khả năng thanh toán nợ gây ra. Vì vậy việc giải quyết kịp thời các vấn đề đó có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thiết lập một trật tự cần thiết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo quyền chủ thể qua các mối quan hệ hay các bên liên quan.
 
Trong những trường hợp này, Pháp luật phá sản Việt Nam được ban hành và có hiệu lực từ rất sớm nhưng vẫn chưa được áp dụng nhiều trong thực tiễn, một phần là do thủ tục chưa linh hoạt, ngoài ra còn do sự nhìn nhận chưa toàn diện từ phía Doanh nghiệp và các chủ thể khác.
 
Phá sản hoàn toàn không xấu, ngược lại đôi khi còn là một công cụ để bảo vệ “con nợ”, giúp Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường một cách có trật tự.
 
Đối với nước ta việc phá sản vẫn còn là một vấn đề mới mẻ. Cho nên thực tiễn giải quyết phá sản của nước ta trong thời gian qua còn gặp không ít khó khăn vướng mắc. chính vì vậy mà việc nắm bắt, hiểu biết đầy đủ về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của Doanh nghiệp là sự cần thiết và cấp bách.
 
Văn phòng luật sư Nam Hà Nội - HSLAWS với đội ngũ luật sư và chuyên viên hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn về hồ sơ, trình tự và thủ tục phá sản Doanh nghiệp cũng như các vấn đề cần giải quyết khi phá sản Doanh nghiệp (Chế độ người lao động, các biên pháp bảo toàn tài sản, thanh lý tài sản…) sẽ cung cấp cho Quý khách hàng Dịch vụ trọn gói một cách đầy đủ và hiệu quả nhất.
 
Các dịch vụ HSLAWS cung cấp đến khách hàng:
  1. Tư vấn lập phương án phá sản Doanh nghiệp;
  2. Tư vấn trình tự và thủ tục phá sản Doanh nghiệp;
  3. Tư vấn trình tự khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
  4. Tư vấn các biện pháp bảo toàn tài sản cho Doanh nghiệp;
  5. Tư vấn thủ tục thanh lý tài sản;
  6. Những vấn đề cần giải quyết khi phá sản Doanh nghiệp.
Thủ tục thanh lý tài sản

Thủ tục thanh lý tài sản

Khác với cách tiếp cận của Luật Phá sản 2004, thủ tục phá sản quy định trong Luật Phá sản 2014 chỉ bao gồm hai thủ tục chính là thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thủ tục tuyên bố phá sản. Thanh lý tài sản được thực hiện sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản chứ không còn là một thủ tục riêng biệt được tiến hành trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản như trước nữa
Xem thêm
Phương án giải quyết lao động khi phá sản doanh nghiệp có vốn chi phối của Nhà nước

Phương án giải quyết lao động khi phá sản doanh nghiệp có vốn chi phối của Nhà nước

Tình trạng doanh nghiệp phá sản hiện nay đã gây thiệt hại trực tiếp cho người người lao động, khi mà doanh nghiệp không có khả năng chi trả lương, trợ cấp thôi việc…và các chế độ chính sách khác.
Xem thêm
Những vấn đề cần giải quyết khi phá sản doanh nghiệp

Những vấn đề cần giải quyết khi phá sản doanh nghiệp

Khi một doanh nghiệp, hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán đã làm nảy sinh nhiều mối quan hệ phức tạp cần được giải quyết.
Xem thêm
Các biện pháp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

Các biện pháp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Xem thêm
Các trường hợp trả lại đơn yêu cầu phá sản và khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu phá sản

Các trường hợp trả lại đơn yêu cầu phá sản và khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu phá sản

Phá sản là hiện tượng kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường mà hậu quả của nó là sự xung đột lợi ích của các bên tham gia quan hệ kinh doanh.
Xem thêm
Trình tự và thủ tục phá sản

Trình tự và thủ tục phá sản

Trình tự thủ tục phá sản theo Luật Phá sản năm 2014 đã có sự thay đổi so với Luật Phá sản năm 2004, theo đó việc tuyên bố phá sản của Tòa án được thực hiện trước thủ tục thanh lý tài sản, cụ thể:
Xem thêm
Các chủ thể nộp đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp

Các chủ thể nộp đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp nhiều vướng mắc khi tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp. Điều này là do quy đinh pháp luật và trình tự thủ tục tại các cơ quan nhà nước còn nhiều bất cập, gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ, người lao động. Chính vì thế, Văn phòng luật sư Nam Hà nội – HSLAWS sẽ hỗ trợ và tư vấn cho Quý khách hàng hồ sơ và trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Xem thêm
    Trang: 1 2

Danh mục chính

Thống kê truy cập

Đang xem: 16 lượt

Tổng số đã xem: 989308 lượt

090 574 6666